Sinh viên nghiên cứu khoa học - cơ hội và thách thức

21 Oct 2016 Quản trị viên CTTT

 

 

Sinh viên nghiên cứu khoa học - cơ hội và thách thức

Hành trang trên vai của mỗi người sinh viên đó là tri thức, nhưng nếu chỉ có học mà không hành thì kiến thức biết được sẽ là giới hạn. Việc tham gia nghiên cứu khoa học cũng như một bước chuẩn bị cho chúng tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp, các kỹ năng tại phòng thí nghiệm, kiến thức được áp dụng thực tế ra sao và quan trọng nhất là đóng góp phần nhỏ bé để bảo vệ môi trường.

Niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã thôi thúc chúng tôi tham gia hoạt động “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2015” được nhà trường phát động hàng năm với nhóm sinh viên: Hà Thị Hồng, Jimlea Nadezhda A.Mendoza lớp K44-CTT và Ngân Thị Thu Uyên lớp K45-CTTT. Trong suốt quá trình học tập, đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng hấp thụ phốt pho của than sinh học làm từ mùn cưa” chúng tôi đã rất may mắn khi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo ThS.Mai Thị Lan Anh (Giảng viên trường Đại học Khoa Học) và  thầy TS.Dương Văn Thảo (TTĐT & PTQT- trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên). Nghiên cứu khoa học là tìm ra điều mới dựa trên những nghiên cứu trước chứ không phải lặp lại cái mà họ đã tìm ra. Cô và thầy đã hướng dẫn chúng tôi từ bước tìm ra ý tưởng cho đề tài, cách tìm và đọc hiểu tài liệu bằng tiếng Anh điều mà chúng tôi tự hào khi học tập tại AEP.

Nhóm tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi học được kiến thức cũng như kỹ năng tại phòng thí nghiệm của anh Linh, chị Luận và thầy Kiên tại phòng thí nghiệm trường Đại học Khoa Học.

Thách thức và khó khăn chính là động lực giúp chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài, giúp bản thân được rèn luyện sự nhẫn nại nhiều hơn, cải thiện hơn về kỹ năng và ngôn ngữ (tiếng Anh). Bước đầu khá khó khăn khi tìm kiếm tài liệu về nguyên liệu sản xuất than, tỷ lệ phối trộn, tiền xử lý vật liệu ra sao để đạt hiệu quả cao khi hấp phụ phốt pho khi đọc tài liệu nước ngoài. Chọn lọc phương pháp để tính các tính chất lý-hóa của than sinh học khiến cả nhóm mất khoảng thời gian khá dài. Sự hạn chế kĩ năng khi sử dụng máy móc cũng như  xác định chính xác lượng hóa chất cần dùng, điều chỉnh thời gian hợp lí khi tiến hành thí nghiệm tránh ảnh hưởng tới giờ học trên lớp cũng không dễ dàng. Học cách xử lý những số liệu thô, tìm ra nguyên nhân về sự khác nhau của tính chất và khả năng hấp phụ cũng là những bài toán cần được giải quyết. Nhưng sau thử thách đầy trông gai đó, chúng tôi lại học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu và thiết thực. Bên cạnh việc học được kiến thức, kỹ năng (đọc hiểu tài liệu, quản lý thời gian và làm việc áp lực) sau khi hoàn thành đề tài.

Kết thúc đề tài nghiên cứu khoa học ngày 04 tháng 3 năm 2016,  chúng tôi không chỉ dừng lại là một trong những đề tài bảo vệ suất sắc của chương trình tiên tiến - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, hơn thế nữa nó còn là tấm vé mang đến cơ hội cho chúng tôi tham gia thi “ hội nghị nghiên cứu  khoa học  sinh viên cấp trường (Thái Nguyên ngày 26/3/2016) ”dưới sự dẫn dắt và chỉ bảo tận tình của thầy, cô và công sức nỗ lực của cả nhóm chúng tôi đã thu về thành tích hơn cả sự mong đợi đó khi dành được giải cao nhất. Không chỉ dừng lại ở đó nhóm nghiên cứu đề tài chúng tôi đã và đang nỗ lực hết mình cho cuộc thi “giải thưởng sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên năm 2016” với hi vọng có thể giao lưu và học hỏi trong nghiên cứu khoa học nhiều hơn.

Đ/C Nguyễn Quang Thi, Bí thư Đoàn trường trao giải nhất cho các chủ nhiệm đề tài (Sinh viên Ngân Thị Thu Uyên ở bên trái )

Qua đây nhóm sinh viên nghiên cứu muốn gửi đến lời cảm ơn sâu sắc đến Chương trình tiến tiến đã trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng cơ bản giống như một đầu bếp, việc tạo ra những món ăn ngon thì cần nhiều trải nghiệm thực tế để tôi luyện. Vì vậy hãy tích cực tham nghiên cứu khoa học vì đây là cơ hội nhận được tài trợ nguyên vật liệu và được nếm những món ăn ngon miễn phí.

                                                                      Ngân Thị Thu Uyên,

Lớp K45_chương trình tiến tiến